Theo quan niệm người Việt, oản đường thanh khiết, trắng trong, làm từ gạo nếp, đường trắng, là biểu tượng tinh hoa của trời đất. Bởi vậy, vào mỗi dịp lễ tết, ở những nơi trang trọng nhất trong tâm linh người Việt như bàn thờ Tổ tiên, đình, chùa... chắc chắn không thể thiếu chiếc oản đường.
Oản đường tương truyền xuất hiện ở Hà Nội hơn 150 năm trước, là một thứ bánh thơm, ngon, được người già, trẻ nhỏ yêu thích. Trong cuộc sống hôm nay, do có rất nhiều loại lễ vật, bánh trái dùng để dâng hương thờ cúng Tổ tiên nên các cửa hàng oản đường nổi tiếng một thời của đất Tràng An xưa giờ đã không còn nữa. Nhưng, với ý nghĩa biểu tượng tinh hoa của trời đất, nghề làm oản đường vẫn được gia đình cụ bà Đoàn Thị Tuyết ở phố Hàng Giầy gìn giữ và truyền lại cho các con cháu.
Cụ bà Đoàn Thị Tuyết năm nay ngoài 80 tuổi, gia đình cụ đã làm oản đời thứ 4 và cô Đỗ Tuyết Loan, một trong bốn con gái của cụ là người nối nghiệp. Theo cụ bà Đoàn Thị Tuyết cho biết, chiếc oản đường để đạt đến độ thơm ngon, tinh khiết thì phải được làm đúng nguyên liệu là nếp cái hoa vàng, đường cát tinh luyện và hương hoa bưởi. Đường không đủ độ ngọt, không đủ độ kết dính, có thể làm hỏng cả một mẻ oản. Chiếc oản đường đóng ra phải chắc, không vỡ vụn. Khuôn đóng oản bằng gỗ, tùy theo nhu cầu, có đến 10 loại khuôn to, nhỏ khác nhau, trong đó, chiếc khuôn to nhất có thể đóng được chiếc oản nặng tới 16kg. Chiếc oản đường sau khi rời khỏi khuôn, trắng muốt, thơm ngào ngạt hương bưởi, đóng vào giấy bóng kính ngũ sắc và dán một cái tem vàng trên đỉnh, thế là hoàn thành chiếc oản.
Mỗi màu giấy bọc oản mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau. Hấp dẫn mà không xa hoa, sặc sỡ, chiếc oản đường đã trở thành món quà tinh thần trong đời sống của người Việt. Bởi vậy, dù ở thời điểm nào, nó vẫn mãi là biểu tượng về sự tinh hoa của quà Tràng An.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0913 956 799 (Ms Anh)
Email: khuonlambanh@gmail.com
Website: www.KhuonLamBanh.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét